Đang tải

LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH (bài tham khảo số 1)

(trích từ tài liệu giáo dục tài chính cho nữ công nhân do Pact -Experian -iCare Benefits biên soạn)

Kế hoạch tài chính được xem là việc lên kế hoạch cho quá trình sử dụng tài chính, giúp bạn đưa ra các quyết định hợp lý về tiền bạc, từ đó giúp bạn đạt được các mục tiêu đề ra trong cuộc sống. Nó là bản chiến lược để duy trì tình trạng tài chính tốt và hoàn thành các mục tiêu tài chính. Phát triển một kế hoạch tài chính cá nhân sẽ không chỉ cho phép bạn kiểm soát tình hình tài chính mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách giảm bớt sự lo lắng về các vấn đề liên quan đến tiền và nhu cầu trong tương lai.

Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân

1.- Xác định tình hình tài chính hiện tại

  • Lập danh sách các tài sản và khoản nợ bạn đang có. Tài sản là những thứ có giá trị mà bạn đang sở hữu, ví dụ: nhà cửa, xe cộ, khoản tiền tiết kiệm… Khoản nợ là tất cả các khoản phải trả, ví dụ: vay mua xe trả góp, vay ngân hàng đóng tiền học cho con, vay mua đất….
  • Tính toán khả năng trả nợ, tài sản của bạn có nhiều hơn số nợ không.
  • Cân đối tính toán các khoản thu, khoản chi của bạn để biết được tình trạng dòng tiền cũng như cách chi tiêu của bạn.

2.- Xây dựng các mục tiêu tài chính

  • Việc đặt mục tiêu là rất quan trọng. Khi xác định được điều này bạn sẽ biết mình cần phải tập trung vào đâu để đạt được mục tiêu và không lãng phí tiền vào những việc không cần thiết.
  • Đặt các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn: Kế hoạch tài chính cá nhân xoay quanh các mục tiêu. Hãy xem xét các mong muốn của bạn hay bạn muốn như thế nào trong hiện tại, tương lai gần và tương lai xa, để dự thảo các mục tiêu đủ bao trùm mọi mặt cuộc đời bạn:
  • Một mục tiêu thông minh (SMART) với định hướng rõ ràng sẽ giúp bạn vạch ra được một kế hoạch chi tiêu hợp lý và giúp bạn có động lực để thực hiện, biến mục tiêu thành hiện thực.
  • Mục tiêu “Thông minh” là một mục tiêu giúp bạn định hình và nắm giữ được những mong muốn bạn đặt ra để đạt được trong tương lai. Bạn sẽ biết khả năng của mình có thể làm được gì và xây dựng được kế hoạch cụ thể cho chúng. Mục tiêu thông minh cũng sẽ tạo động lực để thôi thúc bạn đạt được các mục tiêu của mình.
  • Một mục tiêu thông minh cần phải hội tụ đủ 05 yếu tố sau:
  1. Cụ thể (đơn giản, dễ hiểu, có ý nghĩa).
  2. Đo lường được (có ý nghĩa, tạo động lực).
  3. Có thể đạt được.
  4. Phù hợp (phù hợp với hoàn cảnh, nguồn lực, điều kiện thực tế).
  5. Có thời hạn. • Ví dụ: Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2018, tôi sẽ xây một căn nhà mái bằng với số tiền là 200 triệu đồng tiết kiệm được trên mảnh đất được bố mẹ cho.

3.- Xác định các hướng hành động khác nhau để đạt mục tiêu

  • Liệt kê tất cả các phương án/ phương hướng hành động có thể thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra. Nói chung, các lựa chọn có thể chia làm 2 hướng: tận dụng các nguồn lực sẵn có và áp dụng hướng mới, hoặc tìm nguồn thu nhập mới. Với từng mục tiêu, có thể cân nhắc thực hiện theo các hướng khác nhau như sau:
  1. Tiếp tục duy trì theo cách cũ.
  2. Mở rộng hoàn cảnh hiện tại.
  3. Thay đổi hoàn cảnh hiện tại.
  4. Áp dụng hướng hành động mới.
  • Hãy nhớ rằng một mục tiêu tài chính có thể đạt được bằng nhiều cách. Bạn có thể giảm bớt chi tiêu để tiết kiệm đủ tiền dành cho các khoản chi cần thiết sau này, hoặc nếu được bạn có thể tạo thêm thu nhập để có thêm tiền.
  • Xem xét mối liên quan giữa các mục tiêu. Ngoài việc tìm kiếm các hướng hành động khác nhau thì việc này cũng giúp bạn dễ dàng đạt tới các mục tiêu hơn và tránh những công việc và mục tiêu không thực sự cần thiết.

4.- Đánh giá và lựa chọn hướng hành động phù hợp

  • Lựa chọn hướng đi phù hợp nhất với bạn, dựa trên một số tiêu chí gợi ý sau:
  1. Dựa trên hoàn cảnh thực tế của bản thân (tình hình tài chính hiện có, những trở ngại có thể có, bối cảnh kinh tế xã hội liên quan…).
  2. Đánh giá tính khả thi của từng phương án/hướng hành động dựa trên các thông tin sẵn có, cân nhắc và lựa chọn phương án có tính khả thi cao và ít rủi ro. Đặc biệt, bạn cần so sánh giữa lợi ích và rủi ro, và xem xét các lợi ích đạt được có xứng đáng để chấp nhận rủi ro hay không.
  3. Luôn nhớ rằng bạn sẽ không bao giờ có đủ cơ sở thông tin khi lập bản kế hoạch tài chính. Ngay cả khi bạn đã nghiên cứu kỹ các thông tin trước đó, các yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch của bạn vẫn hoàn toàn có thể thay đổi.
  4. Không nên lựa chọn phương án/hướng hành động có quá nhiều rủi ro vì bạn sẽ dễ dàng thất bại và mất tiền, công sức và thời gian cho việc đó.
  5. Ưu tiên cho những hướng hành động phù hợp với sở thích và sở trường của bản thân bạn.

5.- Lập kế hoạch hành động chi tiết và tuân thủ thực hiện

  • Lúc này bạn đã có cái nhìn tổng quan về hiện trạng tài chính, mục tiêu cũng như lựa chọn được hướng hành động phù hợp, bạn sẽ xây dựng một bản kế hoạch hành động chi tiết bên dưới.
  • Liệt kê đầy đủ và cụ thể các hoạt động cần phải thực hiện.
  • Thời gian thực hiện (lưu ý đến thời hạn phải hoàn thành để tránh ảnh hưởng đến kết quả và các hoạt động khác).
  • Người chịu trách nhiệm.
  • Kết quả cụ thể cần đạt được.
  • Xây dựng kế hoạch ngân sách chi tiết.

Biểu mẫu kế hoạch hành động chi tiết

MỤC TIÊU: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

STT 

Hoạt động cần thực hiện 

Các bước thực hiện 

Thời gian 

Người chịu trách nhiệm